Suy tĩnh mạch
Suy tĩnh mạch là một bệnh lý phổ biến: trên thế giới, cứ 5 người thì sẽ có 1 người mắc phải tình trạng này. Khi đó, dòng chảy của máu thay vì trở về tim lại di chuyển hướng về phía bàn chân, nguyên nhân là vì tồn tại những khiếm khuyết trong van tĩnh mạch, và bệnh lý này cũng là biểu hiện cho thấy hội chứng giãn tĩnh mạch.
Suy tĩnh mạch thường bị bỏ qua
Tuy nhiên, tình trạng này hầu như không được chẩn đoán và điều trị - theo lời bác sĩ Chong Tze Tec, Cố vấn cấp cao và Trưởng khoa Khoa Phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) thuộc tập đoàn SingHealth.
“Rất nhiều người không biết về bệnh lý này. Họ có thể cảm thấy đôi chân mình nặng như chì và thậm chí nhìn thấy những đường tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, nổi rõ trên bề mặt da, tuy nhiên họ lại nghĩ đó chỉ là dấu hiệu của lão hóa. Họ thậm chí còn cho rằng đây chỉ là vấn đề thẩm mỹ thôi chứ chẳng có gì đáng lo ngại. Thực tế không phải như vậy, tình trạng này có thể chuyển biến thành bệnh lý nghiêm trọng” – bác sĩ cho biết.
Trong những giai đoạn đầu, chỉ cần đưa bàn chân lên cao là đủ để xóa bỏ cảm giác tê cứng hay nhức mỏi. Tuy nhiên khi tình trạng ngày càng trở nên xấu đi, bạn có thể phát triển một số triệu chứng, chẳng hạn như những đường tĩnh mạch bị suy giãn chằng chịt, chân bị sưng phồng, da đổi màu, xuất hiện chàm và lở loét. Một nghiên cứu cho thấy 30% bệnh nhân không tiếp nhận điều trị có thể mắc phải nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn trong vòng 6 năm, bao gồm cả khả năng bị vỡ tĩnh mạch và xuất huyết nặng.
Suy tĩnh mạch: Những ai có nguy cơ mắc phải
Bệnh lý có xu hướng nhằm vào các đối tượng:
- Người cao tuổi
- Người bị béo phì
- Phụ nữ mang thai
- Người phải đứng trong khoảng thời gian dài
Đồng thời đây cũng là bệnh lý thường gặp ở những người có tiền sử gia đình mắc phải tình trạng này.
Triệu chứng của suy tĩnh mạch
Nếu đang có những triệu chứng sau, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của y học:
- Sưng phồng chân và mắt cá chân
- Cảm thấy nặng nề
- Nhức mỏi
- Đau, chuột rút, chân có cảm giác bỏng rát hoặc tê ngứa
- Màu da thay đổi
- Lở loét và có các vết thương hở
Bên cạnh những hiệu quả về mặt thẩm mỹ, việc điều trị sẽ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng như sưng phồng, nặng nề, đau rát, chuột rút hay tê ngứa – bác sĩ Chong chia sẻ. “Sau một ngày dài, đôi chân sẽ có cảm giác nhẹ hơn và bệnh nhân sẽ trải qua một cuộc sống khỏe đẹp hơn.”
Nguồn: Healthxchange Singapore
Tin liên quan Xem thêm
- 👴👵 Sau tuổi 60 chọn gói khám tổng quát nào phù hợp?
- TÁC DỤNG CỦA TIÊM HYALURONIC ACID VỚI NGƯỜI MẮC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP
- Điểm mặt 6 vấn đề cơ xương khớp thường gặp nhất ở người Việt Nam
- 👉 Điểm mặt 6 triệu chứng nguy cơ gây Ung thư vòm họng
- BẢNG GIÁ DỊCH VỤ CHI TIẾT
- 🌈 5 “nên” chăm sóc phụ khoa cho phái đẹp vùng lũ
- ♀️ Phụ nữ đến tuổi nào có thể ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung?
- 👙Khi nào phái đẹp nên chụp nhũ ảnh 3D?